Đậu tương kết thúc tuần trước với mức tăng gần 50 cents, và là tuần tăng mạnh thứ 2 liên tiếp. Tác động lớn nhất đến giá mặt hàng này là việc USDA giảm mạnh dự báo tồn kho đậu tương Mỹ niên vụ 20/21 về mức dưới 200 triệu giạ, là mức thấp nhất kể từ niên vụ 13/14 đến nay. Nguyên nhân dẫn đến mức giảm tồn kho này là do các thiệt hại của thời tiết khô hạn và bão trong suốt mùa hè vừa rồi đến bây giờ mới được phản ánh đầy đủ vào năng suất đậu tương, khiến cho sản lượng sụt giảm mạnh. Các số liệu này giúp cho giá đậu tương tăng vọt ngay sau thời điểm báo cáo phát hành lên đến vùng giá 1150, nhưng sau đó chỉ giằng co với biên độ 10 cents quanh mức này cho đến hết tuần.

Diễn biến giằng co tiếp tục được duy trì sang đến đầu tuần này, khi thị trường vẫn chưa có thêm các thông tin cơ bản mới. Việc thiếu vắng các đơn hàng lớn theo ngày từ Trung Quốc trong suốt tuần vừa rồi khiến cho giá đậu tương không còn lực hỗ trợ nào đáng kể. Trong khi đó, đà tăng bị cản lại do thời tiết thuận lợi tại Nam Mỹ khiến tiến độ gieo trồng được đẩy nhanh đáng kể. Mưa nhiều cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng đậu tương, bù lại các tác động bất lợi từ thời tiết khô hạn trong tháng 9 và tháng 10. Nhờ vậy, CONAB tiếp tục nâng dự báo sản lượng đậu tương Brazil lên mức kỷ lục trong báo cáo mới nhất của mình, xấp xỉ 135 triệu tấn.

Các tác động từ sản lượng sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng tháng xa nhiều hơn, do thu hoạch chắc chắn bị trì hoãn, vì thế nguồn cung thiếu hụt trong ngắn hạn vẫn có vai trò hỗ trợ khá lớn với giá đậu tương, nhưng nếu thiếu đi lực mua từ Trung Quốc, nhiều khả năng giá đậu tương sẽ chỉ tăng nhẹ trong tuần này.

Giá dầu đậu tương và khô đậu tương vẫn đi theo xu hướng của giá đậu tương và cũng với biên độ như tuần trước đó. Mức tăng rất mạnh cúa giá dầu đậu tương được hỗ trợ bởi cả giá dầu thô và các loại dầu thực vật khác khi Mỹ công bố tìm ra thành công vaccine Covid-19, đã tạo áp lực lớn lên mức tăng cảu giá khô đậu tương. Từ đầu tháng 11 đến nay, giá dầu đậu tương đã tăng đến hơn 10%, và có thể sẽ bị cản lại bởi tâm lý chốt lời trong tuần này, nếu như giá đậu tương không tăng mạnh. Qua đó, giúp cho giá khô đậu tương có thể vượt lên trên mức kháng cự 390.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho đậu tương Mỹ 20/21 trong báo cáo WASDE 11 dự báo ở mức 5.17 triệu tấn, thấp hơn so với mức 7.9 trong báo cáo trước và là mức thấp nhất từ niên vụ 13/14 đến nay.
  • Tồn kho đậu tương thế giới 20/21 trong báo cáo WASDE 11 dự báo ở mức 86.52 triệu tấn, thấp hơn so với 88.7 trong báo cáo tháng trước.
  • Sản lượng đậu tương Mỹ 20/21 trong báo cáo WASDE 11 bị giảm về mức 113.5 triệu tấn, so với 116.15 trong báo cáo trước.
  • Sản lượng đậu tương Argentina 20/21 trong báo cáo WASDE 11 bị giảm về mức 51 triệu tấn, so với 53.5 trong báo cáo trước.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Thời tiết thuận lợi tại các vùng gieo trồng ở Nam Mỹ giúp cho tiến độ gieo trồng tăng lên nhanh chóng.
  • CONAB tiếp tục nâng dự báo sản lượng đậu tương Brazil 20/21 lên mức kỷ lục 134.95 triệu tấn.
  • Trung Quốc không phát sinh các đơn hàng lớn theo ngày trong suốt tuần vừa rồi.
  • Trung Quốc có thể sẽ đàm phán lại với chính quyền ông Biden về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, qua đó khiến áp lực thực hiện cam kết không còn mạnh.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Đậu tương vẫn đang giằng co với biên độ 10 cents xung quanh vùng giá 1150. Giá có thể không biến động nhiều trong hôm nay nếu vẫn chưa có thêm các đơn hàng từ Trung Quốc.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương đi theo xu hướng của giá đậu tương, giá có thể sẽ dao động trong vùng giá 387 – 391.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương có thể sẽ giảm nhẹ trong hôm nay nếu giá đậu tương không tăng mạnh, khoảng giá dự đoán sẽ là 36.75 – 37.25.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Midwest, thời tiết hoàn toàn khô ráo trong tuần này.
    • Tại Brazil, tại miền trung, có mưa trên diện rộng kéo dài trong tuần này, giúp cải thiện chất lượng mùa vụ đậu tương đang diễn ra tại đây. Tại miền nam, Parana có mưa kéo dài trong vài ngày tới, Rio Grande do Sul từ mai sẽ khô ráo trở lại.
    • Tại Argentina, có mưa tại phía tây bắc khu vực gieo trồng chính trong ngày mai nhưng sau đó lại khô ráo trở lại. Các khu vực trồng ngô ở phía bắc có mưa không đáng kể.
  • Việt Nam: Nhập khẩu đậu tương tháng 10 tăng mạnh so với tháng 9. ()
  • USDA Cung – cầu tháng 11: Năng suất đậu tương Mỹ 20/21 dự báo ở mức 50.7 giạ/mẫu, giảm so với mức 51.9 trong báo cáo tháng 10. ()
  • USDA Cung – cầu tháng 11: Tồn kho đậu tương thế giới 20/21 dự báo ở mức 86.52 triệu tấn, giảm so với mức 88.70 trong báo cáo tháng 10. ()
  • USDA Crop Progress: Thu hoạch đậu tương Mỹ đã đạt 92%, so với 87% tuần trước, 82% cùng kỳ năm ngoái và 90% trung bình 5 năm qua. ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng đậu tương tuần này đạt 1.47 triệu tấn, giảm 4% so với tuần trước và 26% so với trung bình 4 tuần. ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng đậu tương tuần này đạt 2.5 triệu tấn, so với 2.39 triệu tấn tuần trước và 1.35 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái ()
  • Brazil: CONAB tiếp tục nâng dự báo sản lượng đậu tương 20/21 lên mức kỷ lục 134.95 triệu tấn. ()
  • Brazil: Gieo trồng đậu tương đạt 56% diện tích dự kiến trong tuần vừa rồi ()
  • Brazil: ABIOVE dự báo nhập khẩu đậu tương trong năm 2020 ở mức 1 triệu tấn. ()
  • Brazil: Trung Quốc chiếm 82% lượng đậu tương xuất khẩu trong tháng 10. ()
  • Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương trong tháng 10 cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái ()
  • Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương có thể vượt mức 101 triệu tấn trong năm nay. ()
  • Trung Quốc: Ép dầu và tồn kho đậu tương tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 10. ()
  • Argentina: Bán hàng đậu tương tuần này ở mức 609k tấn, giảm nhẹ so với tuần trước. ()
  • Argentina: Tiến độ gieo trồng đậu tương tại Argentina hiện đã đạt 4% diện tích dự kiến, so với mức 9% cùng kỳ năm ngoái và 12.6% trung bình 5 năm qua. ()
  • Argentina: Đình công khiến cho việc bốc hàng bị ngưng trệ tại một số cảng. ()
  • Paraguay: Xuất khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm tăng mạnh lên 6.19 triệu tấn. ()
  • Uruguay: Diện tích gieo trồng đậu tương 20/21 cao hơn 5% so với niên vụ trước. ()
  • EU Commission: Nhập khẩu đậu tương của khối EU từ đầu niên vụ đã đạt 5.02 triệu tấn, tăng 5% so với 4.8 cùng kỳ năm ngoái. ()
  • Malaysia: Tồn kho dầu cọ tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 6/2017. ()
  • Đồng Real Brazil chốt tuần giảm 1.74%, sau khi tăng mạnh 6.61% trong tuần trước. ()

 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa.

MACD hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.  

  • Kháng cự: 1150 ; 1062
  • Hỗ trợ: 1120 ; 1100

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trên xu hướng “bullish” mạnh ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 390 ; 400
  • Hỗ trợ: 382 ; 374

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trong xu hướng “bullish” trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng xuống, vừa ra khỏi vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 37.35 ; 37.50
  • Hỗ trợ: 36.50 ; 36.00

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trên xu hướng “bullish” mạnh trong ngắn hạn.