Đậu tương đóng cửa tăng rất mạnh hơn 3% trong ngày hôm qua chủ yếu do USDA tiếp tục giảm mạnh dự báo tồn kho đậu tương cuối niên vụ 20/21 trong báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 11. Cụ thể, mức tồn kho này giảm mạnh từ 290 triệu giạ trong báo cáo tháng 10 xuống chỉ còn 190 triệu giạ, tương đương 5.17 triệu tấn, thấp nhất kể từ niên vụ 13/14 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc năng suất mùa vụ đậu tương Mỹ bị giảm từ 51.9 giạ/mẫu xuống còn 50.7 giạ/mẫu, thấp hơn cả khoảng dự đoán của thị trường.

Rõ ràng các yếu tố thời tiết trong suốt giai đoạn phát triển năm nay không quá thuận lợi, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến cho công tác thu thập dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ gặp nhiều khó khăn trong mấy tháng trước. Vì thế, các thiệt hại do thời tiết và giông bão bây giờ mới được phản ánh đầy đủ vào báo cáo. Kết hợp với bối cảnh nguồn cung đang thiếu hụt trong thời gian tới và thời tiết tại các nước Nam Mỹ dự báo sẽ bất lợi trong giai đoạn cuối tháng 11, đã khiến cho đậu tương tiếp tục tăng mạnh cho đến tận phiên sáng nay.

Ở chiều hướng ngược lại, trong báo cáo tháng 11 của CONAB, cơ quan này tiếp tục nâng dự báo sản lượng đậu tương Brazil lên mức kỷ lục 134.95 triệu tấn, bất chấp việc thời tiết không thuận lợi do nông dân tích cực mở rộng diện tích gieo trồng. Đây sẽ là yếu tố cản trở lớn đến giá đậu tương đối với các hợp đồng tháng xa, và có thể ảnh hưởng đến đà tăng của đậu tương.

Dầu đậu tương và khô đậu tương cũng đồng loạt tăng mạnh trong phiên hôm qua nhờ mức tăng của giá đậu tương. Sản lượng đậu tương của Argentina niên vụ tới được USDA giảm dự báo đi 2.5 triệu tấn, ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung của 2 mặt hàng này trong niên vụ tới, khiến cho giá tiếp tục tăng mạnh trong sáng nay. Trong khi đó, các cuộc đình công tại Argentina hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi chính phủ chưa thể tìm được tiếng nói chung giữa công nhân với giới chủ. Do đó, đà tăng của toàn bộ nhóm sản phẩm đậu tương dự kiến sẽ còn kéo dài, ít nhất là đến hết tuần này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Đậu tương nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng tăng này đến hết tuần, giá có thể chạm tới vùng giá 1200 trong tuần này trước khi điều chỉnh.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương nhiều khả năng sẽ vượt lên trên mức kháng cự 400 trong hôm nay.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương đang dao động với vùng giá 36.00 – 37.00 trong một vài phiên, giá có thể vượt 37.00 nếu đậu tương lên đến 1200.

 

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.  

  • Kháng cự: 1170 ; 1200
  • Hỗ trợ: 1150 ; 1120

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng lên, vừa vào vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp

  • Kháng cự: 400 ; 410
  • Hỗ trợ: 393 ; 382

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trở lại trong ngắn hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 36.50 ; 37.00
  • Hỗ trợ: 36.00 ; 35.50

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.