Đậu tương đóng của tuần trước ở đúng vùng giá quan trọng 1050, sau khi đã dao động với biên độ trên dưới 20 cents quanh mức này trong suốt cả tuần. Mặc dù các thông tin trong tuần trước đều thiên về xu hướng “bullish” và giúp cho đậu tương đã 2 lần tăng vọt lên vùng giá 1070. Tuy nhiên tâm lý chốt lời cùng với lực bán kỹ thuật tại đây là rất mạnh khiến giá đều bị cản lại.

Trong cuối tuần trước, Brazil đã chính thức bỏ thuế nhập khẩu nhóm sản phẩm đậu tương từ ngoài khối Mercosur cho đến hết tháng 1/2021. Động thái này cho thấy nguồn cung đậu tương thực sự đang thiếu hụt tại đây. Không chỉ Brazil mà phần lớn các quốc gia Nam Mỹ đều đang trong tình trạng khan hiếm hàng, do hệ quả từ việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn nửa đầu năm. Vì thế, rất có thể các nước này sẽ phải tìm đến nguồn cung đậu tương từ Mỹ đang khá dồi dào sau giai đoạn thu hoạch. Và đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ giá đậu tương trong thời gian tới, bên cạnh nhu cầu đang rất cao từ Trung Quốc.

Về thời tiết, diễn biến đang có phần trái ngược so với tuần trước. Các cơn mưa kèm theo tuyết rơi được dự báo sẽ xuất hiện tại phần lớn các bang của Midwest trong vài ngày tới có thể sẽ cản trở việc thu hoạch đậu tương ở đây. Tuy nhiên, thời tiết tại Brazil và Argentina cũng sẽ có mưa trở lại với lượng trên trung bình, giúp cải thiện phần nào tiến độ gieo trồng đang diễn ra rất chậm. Các tác động này lên giá là khá cân bằng, vì thế giá đậu tương vẫn đang giằng co mạnh quanh ngưỡng 1050 khi mở cửa tuần này.

Tình hình dịch bệnh tại châu Âu vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, buộc các quốc gia phải đẩy mạnh việc cách ly xã hội, dẫn đến nhu cầu chung đối với các loại dầu thực vật đều suy giảm. Kết hợp với việc giá khô đậu tương vẫn đang tăng do nhu cầu cao trong khi nguồn cung đậu tương để ép dầu thiếu hụt, đã khiến cho giá dầu dậu tương tiếp tục giảm mạnh trong sáng nay. Các chính sách giảm thuế xuất khẩu của Argentina cũng đang phát huy hiệu quả, Trong giai đoạn 06/10 – 14/10, xuất khẩu dầu đậu tương của nước này ước tính đạt 303,975 tấn, cao hơn 35% so với tháng 9. Argentina cũng là quốc gia chiếm hơn 50% tổng xuất khẩu dầu đậu tương trên toàn thế giới, nên chính sách thuế này có tác động mạnh hơn đáng kể đến giá dầu đậu tương.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tốc độ gieo trồng tại các nước Nam Mỹ vẫn đang chậm hơn rất nhiều so với hàng năm, đặc biệt là tại bang Mato Grosso của Brazil.
  • Nguồn cung đậu tương phục vụ ép dầu đang thiếu hụt ở các quốc gia Nam Mỹ do đã đẩy mạnh xuất khẩu trong đầu năm.
  • Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh mua hàng nông sản Mỹ trong thời gian vừa rồi, do lo ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung vào đầu năm tới vì thu hoạch tại Brazil sẽ bị trì hoãn.
  • Thời tiết tại Midwest sẽ có mưa và tuyết rơi trên diện rộng từ giữa tuần này, ảnh hưởng đến tốc độ thu hoạch.
  • Brazil chính thức bỏ thuế nhập khẩu nhóm sản phẩm đậu tương từ ngoài khối Mercosur cho đến hết tháng 1/2021.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Xuất khẩu đậu tương tại Argentina đang tăng trở lại do chính phủ giảm thuế.
  • Sản lượng đậu tương Brazil niên vụ 20/21 được USDA và các hãng tin dự báo ở mức cao kỷ lục, bất chấp thời tiết bất lợi.
  • Các khu vực gieo trồng ở Nam Mỹ dự báo sẽ có mưa nhiều hơn trong tuần này, giúp cải thiện đáng kể cho độ ẩm đất.
  • Đồng Real giảm mạnh trong thời gian vừa rồi có thể khuyến khích nông dân Brazil tiếp tục bán hàng.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương đang giằng co mạnh tại vùng giá 1050, giá có thể sẽ giảm vào đầu tuần nhưng sẽ tăng trở lại vào cuối tuần.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương vẫn sẽ đi theo cùng xu hướng với giá đậu tương trong tuần này. Giá có thể sẽ giảm về vùng 363 – 365 trước khi tăng trở lại.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương đang chịu áp lực khá lớn nên giá khó có thể vượt lại mức 33.00 trong tuần này. Khoảng giao dịch dự đoán trong vùng 31.50 – 33.00.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, Tại Midwest, có mưa tại một số bang phía đông trong hôm nay. Thời tiết sẽ khô ráo trở lại vào ngày mai tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch ngô và đậu tương của nông dân tại đây.
    • Tại Brazil, tại miền trung, có mưa vừa tại bang Mato Grosso trong những ngày tới, giúp đẩy nhanh tiến độ gieo trồng đậu tương tại đây. Tại miền nam, Rio Grande do Sul và Parana tiếp tục khô ráo trong hôm nay và ngày mai.
    • Tại Argentina, toàn bộ khu vực gieo trồng hoàn toàn khô ráo trong vài ngày tới.
  • Việt Nam: Nhập khẩu đậu tương tháng 9 hầu như không đổi so với tháng 8. ()
  • NOPA: Ép dầu dậu tương tháng 9 đạt 161.49 triệu giạ, so với mức 165.05 của tháng 8. ()
  • USDA Crop Progress: Thu hoạch đậu tương Mỹ đã đạt 61%, so với 38% tuần trước, 23% cùng kỳ năm ngoái và 42% trung bình 5 năm qua. ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng đậu tương tuần này đạt 2.16 triệu tấn, so với 2.0 triệu tấn tuần trước và 956k tấn cùng kỳ năm ngoái ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng đậu tương tuần này đạt 2.63 triệu tấn, tăng 2% so với tuần trước nhưng giảm 3% so với trung bình 4 tuần ()
  • Brazil: Nông dân đẩy nhanh tốc độ bán hàng đậu tương tại Mato Grosso. ()
  • Brazil: Gieo trồng đậu tương niên vụ 20/21 tại Panara mới chỉ đạt 16% diện tích. ()
  • Brazil: Xuất khẩu đậu tương trong tháng 10 dự kiến thấp hơn 38.5% so với tháng trước. (xem bài viết)
  • Brazil: ANEC tăng dự báo xuất khẩu đậu tương tháng 10 lên mức 2.34 triệu tấn. ()
  • Brazil: Chính thức miễn thuế nhập khẩu cho ngô và nhóm sản phẩm đậu tương. ()
  • Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương trong tháng 9 đạt 9.79 triệu tấn, tăng 1.9% so với tháng 8, và là mức cao kỷ lục đối với tháng 9. ()
  • Trung Quốc: Ép đậu tương tại Trung Quốc trong tuần trước chỉ đạt 1.39 triệu tấn, giảm 480,000 so với tuần trước nữa và thấp nhất từ đầu tháng 4 đến nay. ()
  • Argentina: Ủy ban thương mại Rosario (BCR) dự báo sản lượng đậu tương 20/21 ở mức 50 triệu tấn, không đổi so với dự báo trước. ()
  • Argentina: Xuất khẩu đậu tương tăng mạnh nhờ chính sách giảm thuế. ()
  • Paraguay: Xuất khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm tăng 27.1% lên 5.7 triệu tấn. ()
  • EU Commission: Nhập khẩu đậu tương từ đầu niên vụ đã đạt 3.84 triệu tấn, cao hơn mức 3.64 triệu tấn đã nhập khẩu trong cùng kỳ niên vụ 19/20. ()
  • Ấn Độ: SOPA giảm dự báo sản lượng đậu tương 15% sau những cơn mưa lớn. ()
  • Indonesia: Xuất khẩu dầu cọ trong tháng 8 thấp hơn 14.4% so tháng 7. ()
  • Indonesia: Tiêu thụ dầu diesel sinh học 2020 dự kiến giảm 14.3% so với mục tiêu. ()
  • Malaysia: Tồn kho dầu cọ tháng 9 tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua. ()
  • Malaysia: Xuất khẩu dầu cọ 15 ngày đầu tháng 10 giảm 2.1% so với cùng kỳ tháng 9. ()
  • Đồng Real Brazil chốt tuần tăng mạnh 2.70% hỗ trợ bởi sự trượt giá của đồng đô la. ()

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.  

  • Kháng cự: 1080 ; 1100
  • Hỗ trợ: 1045 ; 1035

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang vào đáy của mô hình tam giác.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 375 ; 380
  • Hỗ trợ: 362 ; 355

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang giảm mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 33.00 ; 34.00
  • Hỗ trợ: 32.00 ; 31.50

=> Mô hình kĩ thuật đang quay lại xu hướng “bearish” trong ngắn hạn.