Đậu tương là mặt hàng dẫn dắt chính toàn bộ nhóm nông sản trên sàn CBOT trong phiên hôm qua. Giá bắt đầu tăng dần từ cuối phiên sáng nhờ thông tin tốc độ gieo trồng đậu tương đang rất chậm tại Brazil có thể khiến nguồn cung đậu tương thiếu hụt vào đầu năm sau. Lực mua kỹ thuật sau khi giá vượt qua kháng cự 1035 cùng tác động từ đơn hàng 154,400 tấn đậu tương bán cho một quốc gia giấu tên trong báo cáo Daily Export Sales giúp cho giá đậu tương tăng vọt gần 20 cents trong đầu phiên tối. Sau đó, giá giảm trở lại trong cuối phiên do gặp kháng cự mạnh ở mức 1050.

Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục mua đậu tương ngay cả trong dịp nghỉ lễ trên thị trường quốc tế đã khiến cho giá đậu tương tại Brazil tăng vọt lên mức R$ 160/bao (1 bao = 165kg). Đây là mức giá cao kỷ lục tại Brazil và nằm ngoài mức tưởng tượng của nhiều chuyên gia. So với cùng thời điểm này năm ngoái thì giá đã tăng gấp đôi, và mức này tương đương với khoảng 1500 – 1600 đối với giá đậu tương CBOT. Gieo trồng đậu tương chậm tại thời điểm này sẽ kéo theo việc thu hoạch muộn, và nguồn cung đậu tương gần như sẽ thiếu hụt đáng kể trong khoảng thời gian cuối tháng 1 năm sau. Do đó, thị trường đang rơi vào cấu trúc giá nghịch đảo đối với đậu tương, khi mà giá các hợp đồng tháng gần đang cao hơn so với giá các hợp đồng tháng xa. Đây vẫn sẽ là yếu tố chính hỗ trợ giá đậu tương trong thời gian tới. Nhất là trong bối cảnh thị trường dự đoán USDA sẽ điều chỉnh dự báo tồn kho đậu tương Mỹ cuối niên vụ 20/21 giảm 2.5 triệu tấn trong báo cáo Cung – cầu tháng 10 tới đây.

Cơn bão Delta đang ở ngoài khơi vịnh Caribe được dự báo có thể mạnh lên đến cấp 4 khi đổ bộ vào vịnh Mexico, đang gây ra nhiều lo ngại về việc gián đoạn xuất khẩu tại các cảng phía nam Hoa Kỳ. Dự kiến bão cũng sẽ gây ra mưa lớn cho toàn bộ khu vực dọc sông Mississippi – con đường vận tải ngũ cốc chính từ Midwest ra các cảng.

Đậu tương và khô đậu tương đồng loạt tăng trong phiên hôm qua theo giá đậu tương, nhưng mức tăng mạnh của khô đậu tương đã tạo sức ép lớn lên giá dầu đậu tương. Và 2 mặt hàng này đang tiếp tục diễn biến trái chiều trong sáng nay. Việc đảm bảo hoạt động bình thường tại các cảng xuất khẩu ở Argentina có tác động mạnh hơn với giá dầu đậu tương, do Argentina chiếm đến hơn 50% tổng xuất khẩu toàn cầu. Trong khi đó, lo ngại về giá đậu tương tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung eo hẹp buộc các quốc gia nhập khẩu khô đậu chính phải tranh thủ mua thêm hàng trong thời gian tới đang hỗ trợ rất lớn cho giá mặt hàng này. Nguồn cung DDGs eo hẹp do sản xuất Ethanol suy giảm cũng giúp cho giá đậu tương vẫn có thể tiếp tục mạnh lên trong thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương duy trì ở nửa trên của khoảng 1020 – 1050 nhưng tạm thời chưa vượt được 1050.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương nhiều khả năng sẽ dao động chủ yếu trong khoảng 350 – 360 trong tuần này.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương sẽ quay lại khoảng dao động 33.00 – 34.00 trong một vài phiên tới.

 

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.  

  • Kháng cự: 1050 ; 1066
  • Hỗ trợ: 1035 ; 1020

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở sát vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 360 ; 370
  • Hỗ trợ: 348 ; 330

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” trong ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng lên, ở dưới đường trung bình.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 34.00 ; 35.50
  • Hỗ trợ: 32.00 ; 31.50

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.