Kết thúc ngày giao dịch 12/01, giá đậu tương tăng rất mạnh 3.33% với khoảng chênh lệch giữa mức cao nhất và thấp nhất trong phiên lên đến 70 cents.
Đà tăng của giá đậu tương vẫn đang tiếp tục được nối dài sang sáng nay, nhưng lực tăng đang có dấu hiệu yếu dần. USDA giảm dự báo tồn kho đậu tương Mỹ cuối niên vụ 20/21 về mức 140 triệu giạ, bằng với mức dự đoán trung bình trước đó của thị trường và thấp hơn đến 20% so với báo cáo tháng 12 là nguyên nhân chính thúc đẩy giá mặt hàng này. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp USDA giảm dự báo tồn kho đối với đậu tương và đây là mức thấp thứ hai trong lịch sử, chỉ cao hơn một chút so với mức tồn kho của niên vụ 13/14.
Yếu tố chính dẫn đến mức giảm tồn kho trên đến từ việc USDA sản lượng đậu tương niên vụ 20/21 tiếp tục bị điều chỉnh giảm đi 35 triệu giạ (mặc dù con số này không có thay đổi nào trong báo cáo trước đó), kết hợp với việc xuất khẩu dự báo tăng thêm 30 triệu giạ. Đây gần như sẽ là lần điều chỉnh sản lượng lớn cuối cùng trước khi bước vào niên vụ 21/22, do đó, sẽ khó có khả năng USDA tiếp tục giảm dự báo tồn kho trong thời gian tới.
Đối với mùa vụ của các nước Nam Mỹ, thời tiết khô hạn chỉ tác động rõ rệt đối với Argentina, khi mà USDA giảm mạnh dự báo sản lượng đậu tương nước này về 48 triệu tấn, thấp hơn 2 triệu tấn so với báo cáo tháng trước, và giữ nguyên dự báo với Brazil. Nếu con số này thành hiện thực thì đây sẽ là mức sản lượng cao kỷ lục với nước sản xuất đậu tương số 1 thế giới này.
Thông thường khoảng thời gian này trong năm, Brazil đã thu hoạch được một lượng đậu tương đáng kể, tuy nhiên năm nay do tác động từ việc gieo trồng muộn thì tốc độ này bị đẩy lùi đi khoảng 2 – 3 tuần. Do đó, đây sẽ là yếu tố “bearish” tiềm ẩn với giá đậu tương CBOT trong thời gian tới, và khiến giá khó có thể tiếp tục tăng mạnh trong tuần này.
Xu hướng của đậu tương sẽ tác động lớn đến diễn biến của giá khô đậu tương, tuy nhiên lực bán ở mức kháng cự 470 hiện đang khá mạnh và các quốc gia châu Á sẽ mua hàng rất hạn chế ở vùng giá này. Đối với dầu đậu tương, giá bật tăng trở lại từ mức hỗ trợ 42 cents trong phiên hôm qua kết hợp với việc giá khô đậu tương có chiều hướng suy yếu đang tác động “bullish” lên giá mặt hàng này. Bên cạnh đấy, xu hướng tăng của giá dầu thô cũng hỗ trợ tích cực đến giá dầu đậu tương CBOT. Tuy nhiên, mức giảm của giá dầu cọ lại khiến giá dầu đậu tương đang bị cản lại ở vùng giá 43 cents.
DỰ ĐOÁN GIÁ:
TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG 24 GIỜ QUA:
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):
MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.
StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.
RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.
Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.
=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” mạnh trong trung hạn.
MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.
StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.
RSI đang hướng xuống, ở vùng quá mua.
Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.
=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” trong trung hạn.
MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.
StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.
RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.
Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.
=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trên xu hướng “bullish” trung hạn.