• Phản ứng "hời hợt" của các nhà sản xuất trong việc ứng phó với những cú sốc về nguồn cung bằng cách nhanh chóng chuyển sang hướng tăng sản lượng là một dấu hiệu cảnh báo. Hãy xem cách các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ làm ngơ trước nhu cầu của người tiêu dùng. Trước đây, họ đã phải chịu nhiều tổn thất và chi phí dẫn đến việc phải đóng cửa các lò nung trong thời kỳ đại dịch đến nỗi họ tỏ ra quá "an toàn" trong việc tái xây dựng. Các doanh nghiệp, thay vào đó, lại tập trung lợi nhuận. 
  • Các nhà sản xuất thép không đơn độc. Các nhà sản xuất kỳ vọng việc các thói quen tiêu dùng sẽ thay đổi so với thời điểm trước đại dịch sẽ thay đổi khi các kích thích kinh tế giảm dần. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm xuống 1% cũng đã củng cố quan điểm này.
  • Dầu thô cũng có vấn đề như vậy. Lợi nhuận từ dầu và nhiên liệu rất ấn tượng trong năm nay so với mức thấp của năm ngoái trong bối cảnh OPEC+ giữ vững kỷ luật về việc thắt chặt nguồn cung. Tuy nhiên, dầu thô đã mất đi động lực khi kỷ luật đó rạn nứt. Một loạt nhịp giảm gần đây làm nổi bật triển vọng nhu cầu hồi phục khá mong manh nói chung và đối với nhiên liệu phát thải carbon nói riêng.
  • Nhu cầu nguyên liệu thô đã phát triển khá bền vững để đáp ứng sự thay đổi hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon. Điều đó thúc đẩy nhu cầu đồng, niken, lithium và các kim loại khác được sử dụng trong sản xuất năng lượng tái tạo và pin
  • Nhu cầu hiện cũng đang tăng cao do đại dịch trước đó đã tác động đến hoạt động kinh tế. Giống như doanh số bán ô tô tăng khi nền kinh tế mở cửa trở lại đi kèm với sự thay đổi trong việc sử dụng phương tiện giao thông - ví dụ như sở thích tránh phương tiện giao thông công cộng đông đúc
  • Các cú sốc từ phía nguồn cung ngày càng lớn, điều này làm tăng thêm quan điểm rằng hàng hóa đang ở gần mức đỉnh. Chúng bao gồm những tác động thông thường, chẳng hạn như mức tăng của mỏ đào đe doạ giá đồng, hay những cú sốc từ tâm đỉnh đại Covid-19 được thúc đẩy bởi các lệnh phong toả, chẳng hạn như các hạn chế của Malaysia giúp đẩy giá thiếc lên.
  • Sau đó, chúng ta có nhiều vấn đề trong dài hạn hơn. Toàn cầu hóa đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại, căng thẳng với Trung Quốc và các tác động gián tiếp của đại dịch
  •  Cuối cùng, chúng ta có biến đổi khí hậu, là một yếu tố thúc đẩy chi phí thực phẩm - vốn mức tăng đã tăng 22% trong năm nay đã vượt xa kim loại. Giá khí gas tự nhiên cũng bị tác động do nhu cầu phát điện ngày càng tăng để chạy điều hòa không khí.
  • Các động lực trên khiến chỉ số số hàng hóa Bloomberg vượt mức kỷ lục năm 2011 và hơn thế nữa.
  • Tuy nhiên, phản ứng của nhà cung cấp đã nhấn mạnh rủi ro khi đà tăng gía hàng hoá đổi mặt với một mức tăng đột biến, đặc biệt là khi lợi suất trái phiếu thấp đã chứng tỏ tác động của yếu tố nhân khẩu học đang hạn chế nhu cầu dài hạn.
  • Đà tăng giá do nguồn cung có thể biến các mặt hàng có giá tăng cao thành một lực kìm hãm tăng trưởng - như tăng thuế - thay vì là một yếu tố thể hiện sự giàu có của đất nước và lạm phát được thúc đẩy bởi nhu cầu. 
  • Giá hàng hóa đã tăng càng cao trong năm nay và sớm muốn chúng sẽ phải giảm sau khi đạt đỉnh

Garfield Reynolds, Bloomberg